Tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Đăng ngày
133 lượt xem

LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn trong số lượng các doanh nghiệp hiện nay. Với những ưu điểm của loại hình này như việc có tư cách pháp nhân từ khi thành lập, người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn góp, số lượng thành viên thường không nhiều và thường là người thân thiết, việc chuyển nhượng vốn góp được quy định chặt chẽ… đã biến loại hình doanh nghiệp này trở thành một trong những ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, hồ sơ thủ tục thành lập công ty TNHH hữu hạn không hề đơn giản, luật GIA CÁT với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thành lập các công ty TNHH sẽ có những lưu ý với khách hàng khi lựa chọn loại hình này phục vụ kinh doanh.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Hiện nay, công ty TNHH được tổ chức theo hai loại hình khác nhau:

  • Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất hai thành viên trở lên và số lượng thành viên tối đa không quá 50. Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ công ty trong phạm vi vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp cần tuân theo các quy định của pháp luật.

Việc lựa chọn loại hình công ty là vô cùng quan trọng. Nhà kinh doanh có thể căn cứ vào khả năng, điều kiện, nhu cầu và tình hình kinh doanh để lựa chọn loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên cho phù hợp.

NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP

Với việc lựa chọn loại hình Công ty TNHH, người kinh doanh cần lưu ý một số điểm khi thành lập.

  1. Giai đoạn trước thành lập

Giai đoạn trước khi thành lập là giai đoạn chuẩn bị những nội dung cần thiết để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, khách hàng cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Thành viên công ty:

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, số lượng thành viên khi thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như sau:

  • Đối với công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất hai thành viên trở lên, số lượng tối đa không quá 50.

Ngoài ra, thành viên khi thành lập không thuộc các trường hợp cấm thành lập, cấm góp vốn, không đủ điều kiện là thành viên theo quy định. Do đó khi thực hiện thành lập, khách hàng cần lưu ý các điều kiện về thành viên để có sự chuẩn bị cho phù hợp.

  1. Tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp là  thương hiệu để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố là Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Vì lý do này, khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh, khách hàng cần tìm hiểu và kiểm tra các thông tin về tên doanh nghiệp trước khi quyết định thành lập. Việc kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa có thể thực hiện trực tiếp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định hiện hành, có 243 ngành nghề kinh doanh được quy định là ngành nghề có điều kiện được quy định tại mục IV luật đầu tư 2014. Chia thành 3 mảng Bao gồm:

  • Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định:

Theo quy định pháp luật hiện hành, khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định Doanh nghiệp không cần chứng minh nguồn vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên mức vốn điều lệ tối thiểu không thấp hơn vốn pháp định được quy định đối với ngành nghề đó. Hiện nay, mức vốn pháp định được quy định riêng đối với từng ngành nghề cụ thể, được xác định chủ yếu thông qua các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư.

  • Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề:

Chứng chỉ hành nghề là một loại văn bản xác nhận một cá nhân, tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực nào đó khi đã được đào tạo về chuyên môn để quản lý về đạo đức nghề nghiệp, cập nhật kiến thức..

Hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề tại nước ta được quy định khá chặt chẽ, khi được cấp chứng chỉ, cá nhân phải tham gia vào một tổ chức, tập thể để thường xuyên thực hiện việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để đảm bảo khả năng duy trì công việc. Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn, khoảng 3-5 năm, điều này nhằm thúc đẩy cá nhân được cấp chứng chỉ liên tục cập nhật kiến thức, trau dồi kỹ năng làm việc.

  • Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến an ninh, trật tự:

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng những tiêu chí nhất định khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Hiện nay khi thực hiện việc kinh doanh những ngành nghề này, vì những lý do nhât định như Quốc Phòng, an ninh, trật tự xã hội mà khi kinh doanh, công ty sẽ được yêu cầu việc xin cấp các loại giấy phép, chứng nhận phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.

LƯU Ý: Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 và nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp không cần chứng minh nguồn vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có sự thanh kiểm tra, giám sát để xác định doanh nghiệp có đáp ứng được điều kiện kinh doanh hay không.

  1. Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của công ty TNHH là tổng số vốn đã góp hoặc cam kết góp của các thành viên. Thành viên phải thực hiện việc góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.

Trường hợp không góp đủ số vốn như đã cam kết:

  • Đối với công ty TNHH một thành viên: Phải thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời hạn góp vốn.
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:
  • Thành viên chưa góp vốn thì không là thành viên công ty.
  • Thành viên góp một phần vốn thì có quyền lợi tương đương với phần đã góp
  • Phần chưa góp được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên
  • Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn góp vốn như cam kết ban đầu, công ty phải thực hiện thay đổi vốn điều lệ như cam kết.

Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức vốn điều lệ.

LƯU Ý: Trường hợp công ty kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì mức vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn mức vôn pháp định của ngành nghề đó.

  1. Địa chỉ đăng ký kinh doanh:

Địa điểm đăng ký kinh doanh là địa chỉ trụ sở chính của công ty và các cơ sở kinh doanh (nếu có). Trụ sở chính của công ty được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định bởi số nhà, ngõ, ngách, phường, quận, thành phố…

LƯU Ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không đặt tại chung cư có mục đích sử dụng là dùng để ở. Đối với chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở trong một số trường hợp nhất định.

  1. GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP.

Sau khi có sự thống nhất về các nội dung trước khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

  • Bước 1. Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo sự chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị, làm cơ sở để thể hiện các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Điều lệ công ty: Điều lệ của công ty cổ TNHH bao gồm những quy định cụ thể, hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ của công ty cần tuân thủ những quy định của pháp luật
  • Danh sách thành viên: Danh sách thành viên của công ty phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên trong công ty bao gồm: tên/ tuổi/ địa chỉ/ giấy tờ cá nhân/ số vốn góp…
  • Giấy tờ được chứng thực: Đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) hoặc tổ chức ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư).
  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp giấy đề nghị đăng ký công bố thông tin lên cổng thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ:
  • Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Khách hàng có thể thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn của Sở kế hoạch đầu tư.

 

  • Thời gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc.
  • Bước 3: Trả hồ sơ và nhận kết quả.

Khi đến ngày trả kết quả, cá nhân là đại diện doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp có sai sót trong hồ sơ sẽ có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh về việc sửa đổi bổ sung.

  • GIAI ĐOẠN SAU THÀNH LẬP:

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện các công việc.

  1. Đặt in con dấu:

Doanh nghiệp sau khi thành lập thực hiện việc đặt in con dấu. Con dấu là sự xác nhận của doanh nghiệp về các vấn đề nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Sau khi thực hiện việc đặt con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chính thức sử dụng mẫu dấu đã đăng tải sau khi có sự xác nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh

  1. Mở tài khoản ngân hàng:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại một ngân hàng. Tài khoản ngân hàng nên mở tại một ngân hàng thương mại cần địa điểm kinh doanh để dễ dàng liên hẹ làm việc khi cần thiết.

Sau khi thực hiện mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện việc nộp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về thông tin đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh.

  1. Thủ tục với cơ quan thuế:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế bao gồm:

  • Nộp mẫu áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Tờ khai trao đổi thông tin với cơ quan đăng ký thuế;

Đối với doanh nghiệp có nhu cầu đặt in hóa đơn, cần thực hiện việc chuẩn bị  những điều kiện kinh doanh cơ bản như trụ sở, bảng tên, nội thất, hóa đơn đầu vào để chưng minh nhu cầu đặt in hóa đơn.

  • Doanh nghiệp có nhu cầu đặt in hóa đơn cần thực hiện việc nộp giấy đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in;
  • Bộ hồ sơ đặt in hóa đơn bao gồm: Bản chấp nhận hóa đơn đặt in, bản chấp thuận phương pháp tính thuế, ĐKKD.

 

  1. Đăng ký mã số xuất nhập khẩu:

Trong trường hợp doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

  1. Chuẩn bị các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có điều kiện:

Đối với doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cần chuẩn bị chứng chỉ hành nghề, giấy phép, các hồ sơ chứng minh vốn pháp định theo quy định để cơ quan kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh.

  1. Lập sổ thành viên và thành lập ban kiếm soát:

Doanh nghiệp sau thành lập phải thực hiện việc lập sổ đăng ký và theo dõi cổ đông.

Đối với công ty TNHH hai thành viên tư có từ 11 thành viên trở lên phải thực hiện việc thành lập ban kiểm soát công ty.

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG LƯU Ý CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.

 

 

 

 

Trả lời