Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Đăng ngày
333 lượt xem

TƯ VẤN DỊCH VỤ KINH DOANH KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

Dịch vụ cầm đồ đang là một ngành nghề khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Mức độ phủ sóng của ngành nghề này cũng phổ biến hơn nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có đủ điều kiện để hoạt động bởi đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Là một công ty Luật chuyên cung cấp các dịch vụ toàn diện liên quan đến giấy phép con đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau; với đội ngũ chuyên viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, Luật Gia Cát có đủ năng lực để cung cấp cho Quý Khách hàng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ liên quan đến mảng kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

  • TƯ VẤN THỦ TỤC GIẤY PHÉP CẦM ĐỒ

Cơ sở pháp lý

  • Luật phòng cháy chữa cháy 2013
  • Nghị định số 96/2016/NĐ-CP nghị định quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy
  • Thông tư 66/2014/TT-BCA Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy

 

  • ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ
  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp trước khi tiến hành kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự.
  • Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.( Thành lập hộ kinh doanh)
  2. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
  3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ
  1. Điều kiện
    • Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
    • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Đối với người Việt Nam:
  • Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
  • Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
  • Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
    • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
  1. Cơ quan giải quyết
  • Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở (trừ các cơ sở quy định thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội)
  1. Thời gian giải quyết
  • 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
  1. Thành phần hồ sơ
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;(theo mẫu)
  • Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu);
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:
  • Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối
  • Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
  • Bản khai lý lịch của những người quy định kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
  • Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội);
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
  • Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

 

  • ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
  • Điều kiện
    • Điều kiện chung
  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
    • Theo quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP
  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với các đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
    • Theo quy định tại thông tư 66/2014/TT-BCA
  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Thành phần hồ sơ, trình tự và thời gian giải quyết
    • Thành phần hồ sơ
  • Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” (theo mẫu);
  • Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị (theo mẫu) ;
  • Phương án chữa cháy;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy.
    • Thời gian giải quyết: 20-30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.
    • Cơ quan giải quyết: Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/thành phố.

 

  • MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHÁC

Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

  • Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh
  • Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật
  • Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
  • Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
  • Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có
  • Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

 

 

Trả lời