Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Đăng ngày
111 lượt xem

THỦ TỤC THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Do nhu cầu phát triển kinh doanh và yêu cầu của từng doanh nghiệp, việc thay đổi những nội dung như địa chỉ trụ sở, thông tin thành viên công ty, vốn điều lệ….là những nhu cầu tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, việc thay đổi những nội dung đăng ký kinh doanh cần phải thực hiện việc thông báo đến sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Luật Gia Cát với kinh nghiệm của mình  xin chia sẻ những thông tin về thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đến bạn đọc.

  1. Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  2. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện:

Đối với việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp khác quận, huyện nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính, công việc cần thực hiện bao gồm:

  • Thứ nhất, thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở:

 

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên);
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo Mẫu số 08 thông tư 95/2016/TT-BTC;
  • Nộp thông báo chốt thuế chuyển trụ sở và thông báo về tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Đăng ký kinh doanh bản sao (Không yêu cầu công chứng);
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.

 

  • Phương thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Thời gian thực hiện: 12 ngày làm việc.
  • Kết quả nhận được: Mẫu số 09 về việc chuyển quận của doanh nghiệp.

 

  • Thứ hai, thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh:

Sau khi nhận được mẫu số 09 về việc chuyển quận của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên);
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao mẫu số 09 đã được cơ quan thuế cấp cho doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi

 

  1. Thay đổi địa chỉ trụ sở cùng quận, huyện:

Đối với việc thay đổi địa chỉ doanh nghiệp cùng quận, huyện không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý  trực tiếp, do đó doanh nghiệp chỉ cần thực hiện nội dung trên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư với nội dung như trên (không yêu cầu mẫu 09 nộp kèm).

  1. Các công việc cần phải thực hiện sau khi chuyển trụ sở chính của doanh nghiệp:
  • Thứ nhất, thay đổi nội dung con dấu: Đối với doanh nghiệp sau thay đổi cần thực hiện việc chuyển thông tin trên con dấu và nộp thông báo về mẫu con dấu sau chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thứ hai, đặt và treo biển tên tại trụ sở mới của doanh nghiệp: Sau khi chuyển trụ sở, doanh nghiệp cần thực hiện việc treo biển tại trụ sở mới nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Thứ ba, xử lý hóa đơn: Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn, có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp Phương án xử lý
1.      Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng mẫu hóa đơn cũ –         Nộp thông báo điều chỉnh thông tin phát hành hóa đơn

–         Gửi bảng kê về hóa đơn chưa sử dụng

–         Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn còn và gửi mẫu hóa đơn lên cơ quan thuế

2.      Doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ –         Thực hiện thủ tục hủy hóa đơn và nộp thông báo hủy

–         Đặt in lại hóa đơn và làm thủ tục phá hành hóa đơn

 

 

  1. THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP:

Để thay đổi tên doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư, cụ  thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc thay đổi tên doanh nghiệp và điều chỉnh điều lệ công ty
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • THông báo thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi

 

  • THỦ TỤC THAY ĐỔI VỐN CỦA DOANH NGHIỆP:
  1. Trường hợp tăng vốn điều lệ:

Tùy vào nhu cầu kinh doanh, khi muốn thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần thực hiện việc nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc tăng vốn điều lệ công ty. Trong đó quy định rõ về hình thức và phương thức thực hiện tăng vốn.
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi

 

 

  1. Trường hợp giảm vốn điều lệ:

Khi công ty gặp những khó khăn nhất định và doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp cần thực hiện việc nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Điều kiện thực hiện giảm vốn điều lệ:
  • Công ty đã hoạt động liên tục trong vòng hai năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Sau khi thực hiện giảm vốn vẫn đảm bảo việc thanh toán các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp
  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc giảm vốn điều lệ công ty. Trong đó quy định rõ về hình thức và phương thức thực hiện giảm vốn.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm thực hiện giảm vốn: Báo cáo tài chính phải đảm bảo việc thể hiện sau khi giảm vốn, nguồn vốn vẫn đủ thanh toán các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp

(Đối với công ty có phần vốn sở hữu của người nước ngoài trên 50%, báo cáo tài chính phải có sự xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập)

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi

 

  1. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN:

Đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi thông tin các thành viên, cổ đông sáng lập công ty (trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty cổ phần thành lập) do chuyển nhượng, tặng cho….phần vốn góp, cổ phần cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) về việc chuyển nhượng cổ phần phần vốn góp và thay đổi thông tin thành viên trong bản điều lệ công ty.
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc biên bản thanh lý việc đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, tặng cho…cổ phần, phần vốn góp;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nhận chuyển nhượng, nhận phần tặng cho…số cổ phần, phần vốn góp;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được:
  • Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập(đối với công ty cổ phần)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi phần vốn góp (đối với công ty TNHH)

 

  1. THAY ĐỔI CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN:

Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, những thủ tục cần thực hiện cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Quyết định của chủ sở hữu cũ về việc thay đổi và chuyển nhượng công ty cho tổ chức, cá nhân khác.;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc biên bản thanh lý việc đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao điều lệ sau khi thay đổi;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nhận chuyển nhượng, bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức nhận chuyển nhượng và danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi.

 

  1. THAY ĐỔI/ BỔ SUNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP:

Trường hợp thay đổi/ bổ sung người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,những thủ tục cần thực hiện cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc thay đổi/ bổ sung người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi.

VII. THAY ĐỔI/ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

Do nhu cầu phát triển kinh doanh mà tùy từng thời điểm, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Để thực hiện nội dung này, doanh nghiệp phải thực hiện cụ thể những nội dung:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Biên bản họp/ quyết định của Hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu (Đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc thay đổi/ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về ngành nghề kinh doanh sau thay đổi.
  • THAY ĐỔI CÁC NỘI DUNG KHÁC:

Đối với việc các nội dung đăng ký doanh nghiệp có sự thay đổi sau thành lập như: Số giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại, số fax, địa chỉ email liên lạc, website… Doah nghiệp có thể thực hiện việc cập nhật thông tin sau thay đổi. Thủ tục thực hiện cụ thể:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
  • Thông báo về việc cập nhật, bổ sung thông tin sau thay đổi;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
  • Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau thay đổi

 

Trả lời