Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Đăng ngày
99 lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hiện nay việc thành lập thêm địa điểm kinh doanh là một trong những nhu cầu vô cùng cần thiết của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được thành lập cùng tỉnh, thành phố đối với công ty chủ quản và có chức năng thực hiện một số hoạt động kinh doanh như công ty mẹ. Dù không có con dấu riêng và việc kê khai thuế phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ, nhưng việc mở rộng thị trường, thuận tiện cho việc kinh doanh đang khiến địa điểm kinh doanh trở thành nhu cầu tất yếu trong thời điểm hiện nay. Vậy thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Cùng Luật Gia Cát tìm hiểu vấn đề này.

  1. Thứ nhất, những nội dung cần chuẩn bị để thành lập địa điểm kinh doanh:
  • Địa chỉ trụ sở: Do là một đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, do đó địa điểm kinh doanh cũng cần có địa chỉ trụ sở. Đây là địa chỉ để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 

  • Tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp và hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh

 

  • Ngành nghề kinh doanh: Địa điểm kinh doanh được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh của công ty chủ quản

 

  • Người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Công ty chủ quản sẽ cử người làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh, chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác liên quan.
  1. Thứ hai, Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

1.Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Là thông báo để ghi nhận những nội dung cơ bản liên quan đến thông tin địa điểm kinh doanh. Là cơ sở để cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký của địa điểm kinh doanh
  • Giấy tờ được chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh: có thể sử dụng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu..để hoàn thiện hồ sơ
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục: Đối với trường hợp ủy quyền cho bên khác thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

2.Nộp hồ sơ:

  • Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập. Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nộp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua mạng: Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Khách hàng có thể thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn của Sở kế hoạch đầu tư.

 

  • Thời gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc.

3.Trả hồ sơ và nhận kết quả.

Khi đến ngày trả kết quả, cá nhân là đại diện doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp có sai sót trong hồ sơ sẽ có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh về việc sửa đổi bổ sung.

  1. Thứ ba, Các bước sau thành lập địa điểm kinh doanh:
  • Treo biển tên địa điểm kinh doanh: Tại địa chỉ trụ sở của địa điểm phải thực hiện việc treo biển theo quy định
  • Đóng thuế: Địa điểm kinh doanh là đơn vị thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó phải thực hiện đóng thuế môn bài theo quy định. Mức thuế môn bài hiện nay áp dụng đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000 VNĐ/ năm

Trên đây là những thủ tục để thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành .Trường hợp có thắc mắc liên quan doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Luật Gia Cát để được hỗ trợ giải đáp.

 

 

Trả lời