Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2018

Đăng ngày
186 lượt xem

Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh, thỏa mãn đam mê làm giàu đang là rất lớn. Với hơn 11 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cho thấy nhu cầu khởi nghiệp kinh doanh, nắm bắt thị trường ngày càng trở nên to lớn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Luât Gia Cát sẽ chia sẻ thủ tục để thực hiện việc đăng ký và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động trong thời điểm hiện nay.

Những thông tin cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp:

1. Loại hình doanh nghiệp:

Đây là nội dung sẽ quyết định về hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Hiện nay có 03 loại hình doanh nghiệp được quan tâm nhiều là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Và Công ty cổ phần;

Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu và khả năng kinh doanh mà bạn nên có sự cân nhắc để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:

Không được đặt tại nhà chung cư, nhà tập thể là những địa điểm không có chức năng kinh doanh. Trừ trường hợp [tipso tip=”Được sử dụng với mục đích kinh doanh và ở”]chung cư hỗn hợp[/tipso] thì tùy từng vị trí mặt bằng có thể được kinh doanh theo mục đích sử dụng.

3. Tên doanh nghiệp dự kiến thành lập:

Không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Tên doanh nghiệp sẽ được sử dụng trên các hợp đồng, giấy tờ, văn bản,… cho nên tên càng hay, càng dễ nhớ thì càng dễ gây thiện cảm với khách hàng và đối tác.

4. Ngành nghề kinh doanh:

Là lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh hoặc dự kiến kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký.

5. Nguồn vốn ban đầu dự kiến góp:

Còn được gọi là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp quyết đinh và phải chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần).

6. Danh sách thành viên:

Là những thành viên ban đầu góp phần vào quá trình thành lập doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà số lượng thành viên ban đầu là khác nhau. Đây là những người đầu tiên ký vào bản điều lệ để thành lập doanh nghiệp. Bạn chuẩn bị [tipso tip=”Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.”]giấy tờ chứng thực cá nhân[/tipso] của tất cả các thành viên.

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và điều lệ công ty quy định rõ điều này.

Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin trên, bạn tiến hành soạn thảo hồ sơ pháp lý bao gồm những giấy tờ sau đây:

  1. [tipso tip=”Đây là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo sự chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị, làm cơ sở để thể hiện các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”]Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp[/tipso];
  2. [tipso tip=”Bao gồm những quy định cụ thể, về hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp.”]Điều lệ công ty[/tipso];
  3. [tipso tip=”Thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên góp vốn thành lập công ty, bao gồm: họ tên, tuổi, địa chỉ, giấy tờ cá nhân, số vốn góp,…”]Danh sách thành viên[/tipso] (nếu có từ 2 thành viên góp vốn trở lên);
  4. [tipso tip=”Đối với cá nhân là chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu. Đối với tổ chức là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.”]Giấy tờ được chứng thực của cá nhân hoặc tổ chức[/tipso];

Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.

Phương thức nộp: Hiện nay, có 2 hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
  2. [tipso tip=”Thực hiện thủ tục theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.”]Nộp hồ sơ qua mạng điện tử[/tipso].

Thời gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc (trên lý thuyết là vậy).

Trả hồ sơ và nhận kết quả: Khi đến ngày trả kết quả, bạn nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp có sai sót trong hồ sơ sẽ có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh về việc sửa đổi bổ sung.

Những việc phải làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện các công việc.

1. Đặt in con dấu:

Doanh nghiệp sau khi thành lập thực hiện việc đặt in con dấu. Con dấu là sự xác nhận của doanh nghiệp về các vấn đề, là  dấu hiệu đặc biệt nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu nhưng phải đảm bảo các yếu tố cơ bản là Tên doanh nghiệp & Mã số doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện việc đặt con dấu,doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Sau khi có sự xác nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấp thuận cho doanh nghiệp sử dụng mẫu dấu. Doanh nghiệp chính thức sử dụng mẫu dấu đã đăng tải.

Mở tài khoản ngân hàng:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại một ngân hàng. Sau khi thực hiện mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện việc nộp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về thông tin đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục với cơ quan thuế:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế bao gồm:

  • Thực hiện việc nộp mẫu áp dụng phương pháp tính thuế
  • Thực hiện việc nộp tờ khai thuế môn bài
  • Doanh nghiệp có nhu cầu đặt in hóa đơn cần thực hiện việc nộp giấy đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in.

Đăng ký mã số xuất nhập khẩu:

Trong trường hợp doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Thực hiện việc góp vốn và thông báo tiến trình góp vốn:

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc góp vốn theo số vốn điều lệ đã quy định

Chuẩn bị các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có điều kiện:

Đối với doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cần chuẩn bị chứng chỉ hành nghề, giấy phép theo quy định để cơ quan kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh.

Lập sổ thành viên và thành lập ban kiếm soát:

Doanh nghiệp sau thành lập phải thực hiện việc lập sổ đăng ký và theo dõi cổ đông.

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Trên đây là những thủ tục để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động trên thực tế. Tùy vào nhu cầu của doanh  nghiệp mà thực hiện những nội dung phù hợp. Trường hợp có thắc mắc liên quan doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Luật Gia Cát để được hỗ trợ giải đáp.

Trả lời